Trưa nay đang nấu cơm ở nhà tôi chợt nghĩ đến 1 người bạn blog là chị Tít Mít 135 ( Thảo nguyên xanh), biết là chị đã hết thời gian luân chuyển, tăng cường dạy học ở trường khác, trong 3 năm qua khi nào chị đi dạy học cũng phải đi qua tỉnh khác mặc dù từ chỗ chị đến trường ở trong cùng 1 huyện… Điều này làm tôi có ý tưởng viết về chủ đề này.
Nói ra chắc ít người tin, nhưng chúng ta cứ lấy huyện Lương Sơn, Hòa Bình là 1 ví dụ:
Từ trung tâm huyện là thị trấn Lương Sơn đi đến các xã khác trong huyện phải đi qua tỉnh khác…
Ngày trước khi 4 xã của huyện Lương Sơn (Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Quang, Yên Trung) chưa cắt về Hà Nội, thì con đường ngắn và dễ đi nhất là qua địa phận của tình Hà Tây và phải đi qua các huyện Chương Mĩ,Quốc Oai,Thạch Thất…thực ra còn 1 đường đi khác từ thị trấn Lương Sơn đến 4 xã này là đi ngược lên hướng thành phố Hòa Bình, đến địa phận của huyện kì Sơn là có lối rã phải vào 4 xã này nhưng đường này rất xa,nhỏ, chèo đèo vượt dốc rất khó đi…
Cũng là là thời điểm hiện tại như vậy: từ thị trấn Lương Sơn muốn đi đến xã phía nam của huyện cách Thị trấn Xuân Mai khoảng 35 Km nữa như : Thành Lập, Long Sơn, Cao Thắng… và 1 số xã khác bắt buộc phải đi qua địa phận của huyện Chương Mĩ, Hà Nội…
Điều này làm cho các cán bộ huyện xuống xã, xã lên huyện, người dân… cũng phải đi nhờ tỉnh khác theo kiểu này…
Trước kia cũng ở tỉnh Hòa Bình khi chưa tách huyện Kì Sơn ra làm 2 huyện là : Kì Sơn và Cao Phong xảy ra trường hợp như vậy : từ 1 xã của huyện Kì Sơn muốn đến 1 số xã khác phải đi qua địa phận của thành phố Hòa Bình…
Ở huyện Từ Liêm, Hà Nội cũng vậy, có xã Trung Văn( Km số 9 đường Nguyễn Trãi,có làng Phùng Khoang nổi tiếng), nếu đi từ các xã ở mạn bắc, các xã ở trung tâm huyện về xã này con đường dễ đi nhất phải qua quận Cầu Giấy,Thanh Xuân, Hà Đông…
Ở 2 xã của huyện Đan Phượng, Hà Nội cũng vậy : xã Trung Trâu nếu đi từ đầu đến cuối xã lại phải đi qua địa giới của 2 xã khác là Thọ Xuân và Thọ An…đi từ thôn Địch Thượng xã Phương Đình về trung tâm xã phải đi qua thôn Phú An, xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ…Kiểu đi nhờ này tôi rất ít gặp…
Còn kiểu đi nhờ thông dụng nhất là đi nhờ địa giới của địa phương khác đến địa phương mình nghĩa là: địa giới mình nằm cách địa giới của nơi khác 1 đoạn đường ngắn:
Tôi lấy ví dụ : Cách HN 34 Km là Ga Tía thuộc địa phận của huyện Thường Tín, nếu đi thẳng xuống 6km nữa vẫn thuộc huỵện này sau đó đến huyện Phú xuyên, nhưng nếu rẽ phải khoảng 1Km sẽ thuộc địa giới 1 số xã của huyện Phú Xuyên như : Hồng Minh,Phượng Dực, Phú Túc, Hoàng Long…Như vậy Công an giao thông của huyện Thường Tín mà đứng ở ngã 3 Tía sẽ thổi còi phạt tất ai vi phạm luật lệ giao thông của mấy xã ở huyện Phú Xuyên…
Ảnh: điểm ngăn cách địa giới giữa 2 huyện Hoài Đức, Đan Phượng nên Cảnh sát giao thông huyện Hoài Đức đứng địa giới bên mình để bắt phạt con em huyện Đan Phượng đi qua : “Mày đi qua tao sẽ hỏi thăm mày”
Đường vào 1 số xã của huyện Đan Phượng cũng vậy: từ HN đi dến Km 16 QL32 là đến thị trấn Trôi, huyện Hoài Đức, nếu đi thẳng 4 Km nữa mới đến địa phận huyện Đan Phượng, nhưng rẽ phải 300m là đã đến địa giới ngăn cách huyện, đây là đường vào 1 số xã của huyện Đan Phượng như : Tân Lập, Tân Hội,Hạ Mỗ…
Tôi viết bài này bởi thấy những bất cập về chuyện địa giới hành chính quá rõ nét , điều này làm trở ngại rất nhiều mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa, đời sống nhân dân, phương án tối ưu nhất là những nơi thiểu số, xa trung tâm…nên cắt hẳn về địa phương gần đó!
Bình luận mới nhất