Chào mừng bạn đến với website của nhạc sĩ Tiến Hùng

Tản mạn chuyện địa giới hành chính

Nhắc đến 4 tiếng “địa giới hành chính”, ai cũng cảm thấy thiêng liêng vì chỉ cần đi qua khỏi cột mốc sang tới bên kia là đã thuộc về “chế độ” khác, các tập tục sinh hoạt dân cư cũng tương đối khác nhau,lại nhớ đến 1 câu trong “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi: phong tục bắc nam cũng khác…
Có nhiều người khi vừa mới đi chạm tới địa phận khác đã hồ hởi kể:”mình đã từng đi đến xã đấy,huyện đấy,tỉnh đấy,quốc gia đấy rồi đó!”,Nhưng xét về nguyên tắc người đó nói đúng bởi sang bên kia, nhưng kì thực cũng gần như là bên mình, chẳng qua họ đề cao yếu tố:trân trọng và thiêng liêng. Có nhiều người tâm hồn lãng mạn(giống như tôi)khi lần đầu tiên đi qua vùng giáp danh  cứ phải sang bên kia 1 cái cho biết.
Thông thường địa giới ngăn cách 2 bên bởi con sông,con mương nhỏ,dãy núi,cánh
đồng,con đường,con đê… thường ngăn cách địa giới cấp quốc gia,tỉnh ở các trục đường lớn hay có biển báo,cột mốc…còn ngăn cách địa giới ở những đường nhỏ (huyện, tỉnh,xã…)thường là “tự hiểu”(trường hợp này không có biển báo nên người ở xa ít biết…)
Điều đặc biệt địa giới  có 1 ý nghĩa rất lớn về mặt hành chính như:tổ chức cơ cấu,luân chuyển cán bộ,chế độ chính sách…, thuộc địa giới bên nào thì bên đấy quản lý,ví dụ:đội CSGT ở huyện A chỉ được tuần tra kiểm soát trên địa phận huyện đó chứ không được sang huyện B,chỉ có thể làm nhiệm vụ ở vùng giáp danh…
IMG_20130615_105907
Tôi là  1 viên chức thuộc ngành giáo dục ,nhà tôi cách địa phận huyện Từ Liêm-Hà Nội 2Km,nhưng lại thuộc về địa phận tỉnh Hà Tây( cũ) và đã phải theo chế độ của tỉnh Hà Tây:tốt nghiệp CĐSP sau mấy năm mới có đợt tuyển dụng viên chức giáo dục, khi trúng tuyển lại được phân công dạy học tại 1 huyện phía nam tỉnh cách nhà tôi 57 Km,mỗi lần xuống trường phải đi qua địa phận Hà Nội….Và bây giờ vẫn hay bị gọi trêu là Hà Nội 2.Nhưng đó là chuyện bình thường bởi “Ở đâu phải theo đó”,đó là vùng đồng bằng còn ở vùng núi còn vất vả hơn nhiều,tôi đã đến huyện vùng núi Võ Nhai- Thái Nguyên ,từ trung tâm huyện(thị trấn Đình Cả)đến uỷ ban của 1 xã xa nhất khoảng 80Km,chiều dài của huyện dài khoảmg 150Km, iều đó cũng đồng nghĩa là uỷ ban huyện có thể điều động viên chức trong vòng 150Km(như viên chức giáo dục cấp mầm non,tiểu học,THCS)…Có những người lại rất may mắn khi ở vùng giáp danh vì họ được đi làm gần bởi cơ quan họ lại ở cuối vùng này nhưng nhà họ lại ở đầu vùng kia…VD ở CQ tôi có 6 đồng chí tuy ở huyện khác nhưng lại đi làm rất gần trường…
Hiện nay lợi dụng vùng giáp danh do 2 bên quản lý  thường lỏng lẻo hay diễn ra nhiều vấn đề về an ninh trật tự,đổ rác bừa bãi…nhưng 2 bên đều”cha chung không ai khóc”,đây cũng là vấn đề tế nhị của chính quyền 2 bên vì quản lý địa hạt mình còn vất vả chứ vùng giáp danh lại sợ động chạm đến bên kia.
Ở huyện Ba Vì(Hà tây cũ) có 1 xã là Tân Đức lúc đầu ngăn cách tỉnh Phú Thọ bởi dòng sông Đà (nằm bên bờ hữu sông Đà),nhưng do dòng chảy của sông Đà nên xã đó như cái bãi nổi nằm giữa dòng sông ,hiện giờ mọi hoạt động như đi lại ,thông thương  đều gắn liền với tỉnh Phú Thọ,vì sang bên đó đi qua sông gần hơn bên Hà Tây.Vì vậy nghị quyết 15  của Quốc Hội về việc mở rộng địa giới thủ đô,và phân chia lại địa giới giữa Hà Tây(cũ) và tỉnh Phú Thọ đã sát nhập Xã Tân Đức về tỉnh Phú Thọ ( xã này thuộc TP Việt Trì).Hiện tại ở huyện Ba Vì (Hà Nội) có xã Minh Châu cũng là 1 bãi nổi nằm giữa sông Hồng đi sang huyện Vĩnh Tường(Vĩnh Phúc) thuận tiện hơn bên Hà Nội,trường hợp của 2 xã này là do dòng chảy biến đổi,dòng chảy xâm lấn đất liền tạo thành thế đất nằm giữa lòng sông…
Tôi viết bài này chỉ muốn nói tới cái địa giới hành chính thiêng liêng,tôi rất trân trọng nó,có một lần đi Lạng Sơn chơi,đến cửa Khẩu Hữu Nghị Quan(KM số 1-QL 1 A),tôi đã đi gần qua hết địa giới nước ta,sau đó đi thêm chút nữa,gần sang bên kia cầu  nhìn thấy kiểm soát nước bạn thì quay lại, lúc về bên mình suýt bị bắt…sợ quá phóng xe máy chạy hết tốc độ…

Chia sẻ bài viết:

Bài cùng chuyên mục

Leave a Comment