Chào mừng bạn đến với website của nhạc sĩ Tiến Hùng

Sông Nhuệ-Hà Nội,đôi điều tôi tìm hiểu

Tôi bắt đầu thích tìm hiểu về dòng sông Nhuệ trên địa phận Hà Nội khi còn đang dạy học âm nhạc ở  một trường THCS thuộc phía nam huyện Ứng Hòa vào năm 2005(giáp với tỉnh Hà Nam).Có nhiều lần đi qua những cây cầu như cầu Cống thần(địa giới ngăn cách giữa 2 huyện Phú Xuyên và Ứng Hòa),cầu Giẽ(nằm trên QL 1A),tôi hỏi những người bạn của mình:”Cầu này bắc qua sông nào vậy”,được trả lời :”đó là con sông Nhuệ”,tôi thật ngạc nhiên và nghĩ:điểm xuất phát của con sông nay là cống Liên Mạc à,sau đó là cầu Noi(thuộc địa phận xă Cổ Nhuế-Từ Liêm,gần HV cảnh sát nhân dân),cầu Diễn,cầu Hà Đông mà mình hay đi qua đấy ư!.

Từ đó tôi say sưa tìm hiều về dòng sông này,có lần tôi đã đi từ nhà ra đến điểm đầu tiên của dòng sông Nhuệ (cách khoảng 7 KM) chỉ để ngắm nhìn,chụp ảnh quay camera.Tôi nghĩ :những khối nước của sông Hồng nếu cứ chảy theo hướng bắc nam thì không sao,nhưng khi đi qua đoạn ngã ba này mà vô tình chảy vào sông nhuệ thì chúng lại có những hành trình khác,đúng là sự hình thành của địa linh nhân kiệt,hai bên bờ sông này đă sản sinh ra nhiều người con kiệt xuất của dân tộc,sản sinh ra những con người bình thường cần cù chịu khó yêu lao động,những tình yêu đẹp.. .Và cho tới bây giờ mỗi khi cho người khác xem lại những bức ảnh ấy tôi vẫn nói với mọi người như vậy.

Tôi tìm hiểu sông Nhuệ có những điểm sau:
Từ xa xưa dòng sông Nhuệ bắt nguồn từ của Hàm Rồng (xă Hạ Mỗ,huyện Đan Phượng),nơi đầu mối chuyển nước sông Hồng vào sông Nhuệ.Cửa sông tuy nhỏ nhưng dòng sông chảy về xươi càng rộng ra…Qua quá trình đắp đê chống lụt của bao thế hệ,dòng sông biến đổi,dấu tích sông Nhuệ cổ trên đất huyện Đan Phượng nay chỉ còn như một con ngòi chảy từ Hạ Mỗ xuôi Tân Hội,Tân Lập(ba xă của huyện Đan Phượng).

Ảnh:Đầu nguồn dòng Sông Nhuệ(đứng chụp từ Cống Liên Mạc nhìn ra Sông Hồng).

Ngày nay điểm đầu của dòng sông là cống Liên Mạc(xã Liên Mạc,huyện Từ Liêm) chảy ngoằn ngoèo theo hướng tây bắc- đông nam dài khoảng 76 Km,điểm cuối cùng là cống Phủ Lý khi hợp lưu với sông Đáy(thành phố Phủ Lý-Hà Nam).Sông chảy qua các quận,huyện thị gồm:Hà Đông,Từ Liêm, Thanh Trì,Hoài Đức,Thanh Oai,Thường Tín,Phú Xuyên,Ứng Hòa và 2 huyện của tỉnh Hà Nam là Duy Tiên,Kim Bảng. Diện tích lưu vực của sông khoảng 1075 kilomet vuông(phần bị các đê bao bọc).Ngoài ra nối sông Đáy với sông Nhuệ còn có các sông nhỏ như sông La Khê(chảy qua quận Hà Đông),sông Vân Đình,sông Duy Tiên,sông Ngoại Độ…

Thứ các xã Phường ven sông Nhuệ gồm:
Bên tả điểm đầu tiên là Đình làng Chèm thuộc xã Đông Ngạc,Cổ Nhuế,thị trấn Cầu Diễn,Mỹ Đình,Mễ Trì,Trung Văn(huyện Từ Liêm),tiếp theo là các Phường Mỗ Lao,Văn Quán,Phúc La(quận Hà Đông),tiếp đó chảy qua các xã Tân Triều,Thanh Liệt,Tam Hiệp,Vĩnh Quỳnh,Tả Thanh Oai,Đại Áng(huyện Thanh Trì)tiếp đến là các xã Khánh Hà,Hòa Bình,Văn Phú,Nguyễn Trãi,Dũng Tiến(huyện Thường Tín),chạy tiếp đến các xã Phượng Dực, Văn Hoàng, Tân Dân,Vân Từ,Phú Yên,Đại Xuyên,Châu Can(huyện Phú Xuyên),sau đó chảy đến địa phận tỉnh Hà Nam.

Bên hữu chảy qua các xă của huyện Từ Liêm gồm:Liên Mạc,Thụy Phương,Phú Diễn,Cổ Nhuế,thị trấn Cầu Diễn,Xuân Phương,Tây Mỗ,Đại Mỗ.Chảy đến quận Hà Đông qua các Phường:Vạn Phúc,Yết Kiêu,Hà Cầu,Kiến Hưng.Tiếp theo bên tả ngạn qua huyện Thanh Trì thuộc xă Hữu Hòa,chảy qua huyện Thanh Oai có các xã:Mỹ Hưng,Thanh Thùy,Liên Châu.Qua huyện Thường Tín gồm các xã:Tiền Phong,Hiền Giang,Tân Minh,Nghiêm Xuyên.Đến huyện Phú Xuyên chảy qua các xã:Hồng Minh,Tri Trung,Hoàng Long,Chuyên Mỹ.Chảy qua địa phận huyện Ứng Hòa có các xã:Minh Đức,Đông Lỗ,Đại Cường, sau đó chảy đến địa giới huyện Kim Bảng(Hà Nam).
Nhiều khi chúng ta đi qua những cây cầu bắc qua dòng sông nhuệ mà chúng ta không biết,tôi xin kể ra một số cây cầu tiêu biểu:điểm đầu đó là cống Liên Mạc(phân địa giới giữa 2 xă Đông Ngạc,Liên Mạc huyện Từ Liêm),sau đó có cầu Noi(xã Cổ Nhuế),cầu Diễn,cầu sông Nhuệ(Km số 3 đường Láng-Hòa Lạc),cầu Hà Đông,cầu Chiếc(xã Hiền Giang,huyện Thường Tín)cầu Tân Dân(phân địa giới 2 xã Tân Dân,Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên),cầu Cống Thần(phân địa giới xã Phú Yên huyện Phú Xuyên và Minh Đức huyện Ứng Hòa,Cầu Giẽ(Km 40 QL 1A).
Điều tôi thật ngạc nhiên là dòng sông Nhuệ sau khi chảy qua cầu Cống Thần lại chia làm 2 nhánh:một nhánh rẽ trái  chảy qua Cầu Giẽ sau đó chảy đến huyện Duy Tiên sau đó chảy đến thị trấn Hòa Mạc (Duy Tiên,Hà Nam)lại nhập vào sông Châu Giang ,nhánh còn lại chảy qua các xã Đông Lỗ,Đại Cường(huyện Ứng Hòa) sau đó chảy tiếp cầu chợ Đại(huyện Kim Bảng,Hà Nam).

Dòng Sông Nhuệ ngày nay bị ô nhiễm nặng,nếu đi từ cầu Diễn ngược dòng sông ta thấy dòng nước đỏ ngầu mang nhiều phù xa,khi đến địa phận sông chảy qua các huyện Thường Tín,Phú Xuyên thì dòng nước đen đạc,mùi bốc lên khó chịu,chúng ta chắc đã nghe nói đến” làng ung thư”ở xã Đông Lỗ(Ứng Hòa).
Cảnh 2 bên dòng sông Nhuệ thật nên thơ,tôi đã từng ngắm cảnh không biết chán đoạn dòng sông chảy qua xã Hoàng Long(Phú Xuyên),lòng sông tương đối rộng(khoảng 50m),những giàn bèo tây nở bông hoa tím,xa là những con đò nhỏ của người chài lưới sống ven sông.Năm 2003 tôi có ở làng Vạn Phúc hơn 3 tháng,khi chiều về thường ra ngắm dòng sông,có nhiều đêm rủ bạn bè ra bờ sông tâm sự.

Ven dòng sông 2 bên bờ có nhiều nét văn hiến nổi trội,có rất nhiều làng cổ đậm chất làng quê Việt Nam,đặc biệt có nhiều làng nghề nổi tiếng như:làng lụa Vạn Phúc(phường Vạn Phúc),làng rèn Đa Sỹ(phường Kiến Hưng-Hà Đông),làng Rùa chuyên sản xuất phụ tùng xe máy(xã Thanh Thuỳ-Thanh Oai),làng Ngọ Xá chuyên về đồ gỗ khảm trai(Xã Chuyên Mỹ),làng làm tò he( ở xã Phượng Dực),làng đan chiếu ở xã Phú Túc,làng da dày ở 2 thôn Giẽ Thượng,Giẽ Hạ(Xã Phú Yên-Phú Xuyên)..

Quê Tôi ở gần điểm đầu của dòng sông Nhuệ,nhưng tôi luôn coi sông Nhuệ là dòng sông quê hương,bài viết nay của tôi chỉ xoay quanh dòng sông nhuệ trên địa phận Hà Nội,kiến thức do tôi tự tìm hiểu chỉ mang tính tương đối xin được lượng thứ bởi tôi  có “tình yêu”với dòng sông quê hương…

Chia sẻ bài viết:

Bài cùng chuyên mục

2 Comments

  1. Nguyễn Trường Thiện says:

    Bài viết thật xúc động. Mùa mưa tháng 5/2022 tối đứng trên toà nhà Vinaconex7 ngắm dòng sông Nhuệ mà không biết sông bắt nguồn từ đâu, chảy về đâu…Bài viết của NS Tiến Hùng đã cho tôi hiểu và cảm xúc sâu lắng về con sông Nhuệ. Xin cảm ơn NS Tiến Hùng

Leave a Comment