Chân dung thầy giáo-nhạc sĩ Lê Minh Châu
Tôi đã gặp và quen thầy Lê Minh Châu từ năm 2000 khi còn là sinh viên cao đẳng sư phạm âm nhạc,tiếp xúc với Thầy thật vui,thật gần gũi ,mỗi khi học môn phương pháp giảng dạy Thầy thường dành chút ít thời gian để giới thiệu các bài hát mới sáng tác của Thầy,các buổi trưa Thầy thường nghỉ lại tại trường tôi hay lên phòng Thầy chơi,khi thì uống rượu,lúc lại tâm sự chuyện đời,chuyện sáng tác…
Thầy Châu rất thương học trò,các buổi dạy của thầy nhà trường sắp xếp vào thứ 6(cuối tuần),nên có nhiều bạn “đăng kí”khứ hồi đi nhờ xe Thầy về Hà Nội.Có lần Thầy chở Tôi bằng xe máy đi qua quê gốc nhà Thầy và chỉ tôi mảnh đất,ngôi nhà khi xưa Thầy ở.Thầy Châu tâm sự:”Mình sinh ngày 20 tháng 8 năm 1944,quê gốc của mình ở Làng Do Lộ,Yên Nghĩa,Hà Đông,cuộc sống khi xưa của mình vất vả, khổ sở lắm!còn nhỏ mình chỉ mê âm nhạc,mình phải đi gánh gạch để dành tiền mua được cây đàn Guitare,mỗi khi tập hát toàn phải giấu mọi người bằng cách thò đầu vào bể nước,hoặc sáng sớm ra giữa cánh đồng để luyện thanh…”
Cuộc sống tuy vất vả như vậy bằng sự nỗ nực của bản thân Thầy Châu vẫn vượt qua,Thầy đã thi đỗ, học,tốt nghiệp lớp CDSP văn- sử,ra trường Thầy nhận công tác tại một cơ quan ngành văn hóa tại Hà Đông.Không bằng lòng với cuộc sống trước mắt Thầy quyết tâm ôn thi 1 thời gian dài và đã đỗ đại học chính quy khoa sáng tác Nhạc viện Hà Nội(hồi đó Thầy học cùng lớp với nhạc sỹ Nguyễn Cường),ra trường Thầy nhận công tác tại Viện khoa học giáo dục đến khi nghỉ hưu.
Lê Minh Châu là Hội viên Hội nhạc Sỹ Việt nam,đoạt giải nhì bài hát cho thiếu nhi năm 1974,đã sáng tác 1 số bài trong đó có:mưa xuân,nghe em hát lý cây đa(2 bài này thơ Hoài An), khúc ca của biển,chiều Tam Đảo,đàn ơi,mỗi khi nghe em hát,chiếc áo màu xanh,lên Hồ Tây,yêu chút ngây thơ(thơ Nhữ Đình Động),đến Sê Un,đến Viên Chăn…bài hát thiếu nhi:quả địa cầu,cây tre việt nam,dàn đồng ca mùa hạ(thơ Minh Nguyên,bài hát được bình chọn trong 50 bài hát hay nhất thế kỷ 20,được đưa vào giảng dạy trong chương trình âm nhạc lớp 5),mai em 16(bài hát được thu thanh tại Đài TNVN),quả thị(in trong SGK âm nhạc 1-phụ lục),cơn mưa(thơ Phan Liên Giang,in trong SGK âm nhạc 6 phần phụ lục),tìm về tuổi thơ(phỏng thơ Lương Đình Khoa),em đi bên Hồ Gươm,cây tre Việt Nam,em nhớ câu ca xưa,bàn tay của mẹ…sáng tác một số tác phẩm khí nhạc trong đó có:Biển chiều(viết cho violin và piano),biên soạn sách giáo khoa âm nhạc trong trường phổ thông(từ lớp 1-9).
Là một người hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc tôi thấy tác phẩm nhạc không lời của thầy Lê Minh Châu rất hay và trữ tình,bài nhạc được thầy viết trong những năm tháng còn khó khăn,gian khổ,thầy sáng tác bản nhạc trong lúc đi kéo vó(Vợ thầy Châu cho biết),bài nhạc đã được Đài TNVN thu âm do nghệ sỹ Nguyễn Đình Quỳ violin,hiện nay bản nhạc không lời Biển Chiều được Đài TNVN sử dụng để cắt,chuyển,nối các chương trình,bản nhạc còn hay được dùng cho đoạn nhạc mở đầu trong chuyên mục đọc truyện đêm khuya(trước mỗi câu truyện thường có nét nhạc mở đầu,chứ không phải là nhạc hiệu chương trình),bằng sự cảm nhận,hiểu biết, chuyên môn của mình,tôi có thể khẳng định rằng:Biển chiều của Lê Minh Châu có vị trí ngang hàng như bản nhạc không lời Mùa Thu của Cát Vận(nguyên trưởng ban âm nhạc Đài TNVN),và với nhiều người yêu những giai điệu trữ tình,có lẽ họ sẽ còn đánh giá bản nhạc Biển chiều “cao hơn tôi”.
Cuộc sống hiện tại của thầy Châu rất bận,thầy vẫn sáng tác đều,tham ra biên soạn sách giáo khoa âm nhạc cùng với các nhạc sỹ như:Hoàng Long,Hoàng Lân,Phan Trần Bảng,Bùi Anh Tú,Hàn Ngọc Bích…dạy học tại các trường phổ thông tại Hà Nội,đi làm gia sư,đi giảng dạy cho các khoa,trường sư phạm trong cả nước…
Một điều mà mỗi chúng ta ít biết tới về gia đình thầy giáo-nhạc sỹ Lê Minh Châu đó là người con trai duy nhất của thầy là nhạc sỹ Lê Minh Sơn với phong cách âm nhạc dân gian-đương đại.Tôi đã gõ Lê Minh Sơn trong google chỉ sau 0,33 giây đã hiện lên 3.400.000 kết quả. Tôi biết Sơn sinh năm 1975,27 tuổi là hội viên trẻ nhất của Hội nhạc sỹ Việt nam,đã rất nổi tiếng từ sao mai điểm hẹn,bài hát việt…với các giọng hát như Tùng Dương,Ngọc Khuê,Thanh Lam…Ở bài này tôi không đề cập thêm về Lê Minh Sơn nữa vì anh là người của công chúng.
Tôi viết bài này không có ý định lăng xê,ca ngợi sai sự thật về người thầy giáo kính mến của,tôi chỉ muốn mọi người biết có một tác phẩm âm nhạc không lời rất hay viết cho piano và violin,tác phẩm Biển chiều của Lê Minh Châu.Xin chúc Thầy luôn mạnh khỏe,luôn có cảm xúc sáng tác!
Tiến Hùng phỏng vấn Nhạc sĩ Lê Minh Châu
Bản nhạc Biển chiều
Nghe bản nhạc ” Đất quê hương” tại đây!
Bài viết hay lắm, tác giả ạ…