Hôm nay 20/10/2009, tôi gọi điện chúc mừng chị Thu Hà Nội, 2 chị em nói hết chuyện xa gần thì tôi nảy ra ý nghĩ: viết 1 bài về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua các bài hát, chị nói:em cứ chọn 1 bài thích nhất mà viết,không nên viết chủ đề rộng quá, làm tôi chợt nhớ đến mấy câu hát trong bài hát “Thương lắm tóc dài ơi” của nhạc sĩ Phú Quang:
“Yếm rách còn ngăn được gió, tình em dang dở
Yếm nào che?”
Bài hát thật sâu lắng,là lời tự sự chân thành người nghệ sỹ trước những cảnh đời bất hạnh,đó là hình ảnh người phụ nữ nông thôn ngày xưa, họ vất vả,chịu đựng những định kiến của xã hội.
Bài hát viết ở hình thức 1 đoạn đơn, giọng rê thứ, nhịp 4/4 dàn trải, mở đầu là hình ảnh:
Thương lắm, thương lắm tóc dài ơi
Một đời long đong,long đong thân cò lặn lội
Thương lắm, thương lắm tóc dài ơi
Một mình long đong, dòng đời đục trong…
Người có tâm hồn nghệ sỹ thường hay “thương vay” cho những cảnh đời bất hạnh,người phụ nữ sống ở thời kỳ nào cũng vất vả,họ phải thức khuya dậy sớm lo lắng cho cuộc sống,nhiều người rơi vào cảnh hồng nhan bạc mệnh,chuân chuyên chuyện chồng con… điều đó thật đúng hơn với những phụ nữ sống trong xã hội , viết đến đây tôi lại nhớ đến hình ảnh người vợ trong bài thơ nổi tiếng của Cụ Tế Xương “Thương Vợ”,hay người phụ nữ trong bài thơ”Lá Diêu Bông” của thi sĩ Hoàng Cầm (bài thơ đã được phổ nhạc),bài hát:Ngẫu hứng sông Hồng,Chị tôi,Tóc gió thôi bay của nhạc sỹ Trần Tiến…những người phụ nữ họ cứ sống một cuộc đời “long đong thân cò lặn lội” họ chỉ có 1 mình trong cái cô đơn,tịch lặng của thời gian…cuộc sống dài mà lại rất ngắn, biết làm sao đây,giải thoát ư?
Hình ảnh “đáng thương hại” còn được Phú Quang miêu tả:
Mưa vẫn giăng đầy trên triền sông chiều đông giá rét,
Em vẫn âm thầm đi về đâu để ta thương lắm,
Yếm rách còn ngăn được gió
Tình em dang dở,yếm nào che
Thương lắm,thương lắm tóc dài ơi !
Cánh chim chiều đã mỏi
Ta hát cho em, bỏng rát tiếng ca buồn.
Đây là đoạn cao trào của bài hát (2 tiếng: yếm rách là nốt cao nhất trong bài).
Lời bài hát thật là giàu hình ảnh,Phú Quang không miêu tả cụ thể ,nếu diễn xuôi qua ca từ trong bài ta chỉ biết có người phụ nữ gặp cảnh đời “long đong,lênh đênh” đi về giữa những cơn mưa…Điều đó khiến người nghe liên tưởng rất nhiều…
Những người yêu nhạc chân chính rất thích nghe bài hát này, vì đó là sự ” thương vay” cho những kiếp người phụ nữ bất hạnh ở vùng nông thôn(tôi có linh cảm nhạc sỹ viết về thân phận người phụ nữ nông thôn ở vùng đồng bằng bắc bộ).Hình ảnh cái tôi tôi trữ tình của tác giả nổi nên khá rõ nét với những ca từ như :thương lắm, ta hát…bài hát mang tính dân gian đương đại, sẽ sống mãi trong lòng công chúng yêu nhạc.
Bình luận mới nhất